Tập thơ "Bên cửa sổ máy bay" (1985) - Trần Đăng Khoa

Các bài thơ thuộc tập thơ "Bên cửa sổ máy bay" - Trần Đăng Khoa 

Tập thơ "Bên cửa sổ máy bay" của Trần Đăng Khoa gồm 26 bài thơ:

  • Chiều Cát Bà
  • Thơ tình người lính biển
  • Cây bão táp đảo Nam Yết
  • Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài
  • Đoạn văn xuôi chép ở đảo Chìm
  • Hát về hòn đảo chìm
  • Cô tổng đài hải đảo
  • Lính đảo hát tình ca trên đảo
  • Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn
  • Mẹ
  • Em vào đại học
  • Hồn quê
  • Về làng
  • Mưa xuân
  • Ở nghĩa trang Văn Điển
  • Cháu làm bà còng
  • Khi mùa thu sang
  • Mặt bão
  • Thấp thoi gốc rạ...
  • Hoa dại
  • Gửi một em nào đó
  • Bức thư viết bên cửa sổ máy bay
  • Đến Vác-na nhớ Na-dim Hít-mét
  • Pa-blô Nê-ru-đa
  • Bài thơ nhỏ tặng Hoàng Thu Hà
  • Uống rượu với người bạn Nga 

Vài nét về tập thơ "Bên cửa sổ máy bay" và nhà thơ Trần Đăng Khoa

 

Bên cửa sổ máy bay là tập thơ được Giải thưởng Nhà nước 2001 của nhà thơ Trần Đăng Khoa, được xuất bản lần đầu năm 1985, tái bản và bổ sung năm 2006. 

Năm 1975, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Trần Đăng Khoa tạm gác giấc mơ vào đại học để lên đường nhập ngũ. Năm 1985, Trần Đăng Khoa cho in tập thơ "Bên cửa sổ máy bay", đánh dấu một hình ảnh mới mẻ, trưởng thành của nhà thơ - chiến sĩ. 

Tập thơ "Bên kia cửa sổ máy bay" có thể phân ra gồm ba cụm chính: một cụm các bài thơ tình yêu, một cụm thơ về đời sống bộ đội trên hải đảo, một cụm thơ nghĩ về đời, về thơ, về làng quê… 

Trong tập thơ này thì có lẽ chùm thơ nhiều thú vị nhất chính là các cụm thơ về đời sống người lính trên đảo. Ở cụm thơ này,

 có đóng góp vào việc phác họa những nét thiếu thốn, gian khổ, hy sinh của người lính thời bình.

Qua những bài thơ này, ta thấy nơi các chiến sĩ canh giữ từng là đảo đá, đảo cá, đảo chim v.v... nhưng chưa từng là đảo người, đảo của con người. Qua thơ, ta thấy người lính ở đây sống trong rất nhiều khao khát: khát người, khát dân, khát đất liền, khát khao được tắm, được hát, được thỏa thuê dùng nước ngọt… Qua thơ, ta thấy những người lính đảo phải nỗ lực rất nhiều trong sinh hoạt vật chất và tinh thần để chiến thắng cái trơ trọi, "không con người" của thiên nhiên, thắng cả cảm giác trơ trọi trong mình để làm tròn nhiệm vụ. Những bài thơ này rất thực và sâu, truyền đạt rất cảm động tình yêu Tổ quốc thiết tha và chân thực của những chiến sĩ ngoài hải đảo.

 Trong các bài thơ này, đặc biệt là các bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo”, “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn", có lẽ là lần đầu tiên Trần Đăng Khoa truyền đạt được cùng một lúc nhiều tình cảm khác chiều nhau: vừa buồn, vừa xót, vừa tự hào, vừa nghiêm trang lắng xuống nghĩ ngợi vừa bông đùa bỡn cợt… Ngày trước, thơ Khoa chỉ diễn tả những tình cảm một chiều: nhớ chú bộ đội, chỉ biết chú giản dị, dễ gần, bên hè ngồi đánh bi với cháu, và chỉ mong chú về với cháu bên hè đánh bi… Nay, trong những bài thơ này, Trần Đăng Khoa bắt đầu khác trước. Sức thuyết phục tình cảm cũng như sự chân thật của các bài thơ bắt đầu được xây dựng từ những chỗ đó.

Bài "Hát về hòn đảo Chìm" nhấn vào hai nốt: Có và không. Sẽ có nhiều thứ, khi nay mai đảo chìm nhô lên, sẽ có sự sống con người. Nhưng hiện tại, chỉ có nước với trời, đảo vẫn chìm dưới nước, vẫn chưa có sự sống con người. Bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" cũng nhấn vào hai nét đối lập: đảo đá hoang sơ và tiếng hát con người:

"Nào ta hãy hát lên cho mây nước biết

Rằng chúng ta là những con người."

Sở dĩ, nói chùm thơ về cuộc sống người lính trong tập thơ "Bên cửa sổ máy bay" của Trần Đăng Khoa hay và thú vị bởi Trần Đăng Khoa chính là một người lính, và ông vẽ nên câu chuyện đời mình qua lăng kính bài thơ, chứ không phải với tư cách một nhà thơ đi thực tế.

Nhà thơ,nhà báo Bùi Hoàng Tám cho rằng: "Trong văn đàn Việt Nam, nếu Tây Nguyên huyền bí là "vương quốc" của nhà văn Nguyên Ngọc; Trường Sơn uy nghiêm là "lãnh thổ" của nhà thơ Phạm Tiến Duật; thì Trường Sa thiêng liêng "thuộc sở hữu độc quyền" của nhà thơ Trần Đăng Khoa".

Có thể nói, tập thơ "Bên cửa sổ máy bay" là bước ngoặt trong sự nghiệp thơ ca của Trần Đăng Khoa, tập thơ đánh dấu sự trưởng thành của tác giả khi chính thức từ cậu bé Khoa của "Góc sân và khoảng trời" trở thành người lính cụ Hồ. Vì lẽ đó, tập thơ luôn có chỗ đứng riêng và giá trị nhất định không thể thay thế, chẳng thể xoá nhoà bởi thời gian đối với các độc giả yêu thơ nói chung và Trần Đăng Khoa nói riêng.

 

(*) Tập thơ Tập thơ "Bên cửa sổ máy bay" (1985) - Trần Đăng Khoa của nhà thơ Trần Đăng Khoa , được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.