Ánh sáng và phù sa (1960)

Vài nét về tập thơ Ánh sáng và phù sa

Ánh sáng và phù sa là tập thơ đánh dấu sự thay đổi của hồn thơ Chế Lan Viên từ sau 1945. Tập thơ được đón nhận một cách hào hứng ngay từ khi mới ra đời, thu hút đông đảo giới nghiên cứu cũng như độc giả. Cho đến nay, tập thơ vẫn còn giữ nguyên giá trị. Ánh sáng và phù sa được xem như là một niềm “sửng sốt” sau Điêu tàn, “một tập thơ thuần túy trữ tình bậc nhất” (Trần Đình Sử).

Ánh sáng và phù sa quả là một Chế Lan Viên khác hẳn với Chế Lan Viên “Điêu tàn”, một thi pháp khác, một phong cách khác, một thể xác và một linh hồn khác, một ngôn ngữ khác, mỹ học khác, một khổ đau và một hạnh phúc khác. Ánh sáng và phù sa lập tức trở thành hiện tượng văn học kinh động thời ấy.

Ngô Văn Phú với bài viết Từ Điêu tàn đến Hoa trên đá đã khẳng định rằng: “Trong tập thơ Ánh sáng và phù sa, Chế Lan Viên đã chửi Ngô Đình Diệm bằng thể thơ đả kích mới, khác hẳn giọng thơ đả kích của trường phái Tú Mỡ”.

Hà Minh Đức trong Đọc Ánh sáng và phù sa có viết: “Trên chặng đường thơ này ta bắt gặp sức mạnh vươn tới của một tâm hồn theo ánh sáng của lí tưởng mới. Sức mạnh ấy sẽ được nhân lên, mạnh mẽ hơn, hùng tráng hơn khi đã bắt được vào cái thẳm sâu cũng như chất phù sa màu mỡ của đời sống cách mạng.”

Trong thời kì này, thi sĩ đã tìm được ánh sáng mới. Đó là ánh sáng của lí tưởng cách mạng, giúp nhà thơ vượt qua cái đau khổ của một người chán hết những sắc màu hư ảnh của xã hội lúc ấy.

 

 

(*) Tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960) của nhà thơ Chế Lan Viên , được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.