Di cảo thơ

Vài nét về tập thơ Di cảo thơ

Ba tập Di cảo thơ I, II, III do nhà văn Vũ Thị Thường, người bạn đời của nhà thơ, góp nhặt và tuyển chọn được nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành (1992, 1993,1996).

Di cảo có nghĩa là những bài lúc sống, nhà thơ Chế Lan Viên chưa đưa in.Có người cho rằng Di cảo thơ là thơ sám hối của Chế Lan Viên. Nhưng có lẽ Di cảo thơ chỉ là sự bổ sung, chỉ nói nốt những điều trước kia tự ông dừng lại, dừng lại không nói, chứ không phải không có nó trong lòng.

Di cảo thơ đi xa hơn nhưng vẫn trong hướng tìm của nhà thơ.Trong Di cảo thơ, ông viết với nhiều đề tài khác nhau. Trong đó có những bài thơ viết về Nguyễn Trãi và nhất là về Nguyễn Du. Ở đấy hiện lên sự trăn trở của Chế Lan Viên về di sản văn hoá, văn học của dân tộc. Và khi viết về Nguyễn Trãi, nhà thơ đã thấm thía nỗi đau và oan khuất của thi hào dân tộc. Những bài thơ viết về lịch sử cách mạng trong Di cảo thơ không nhiều nhưng lại rất có ý nghĩa bởi nó liền mạch với mười tập thơ trước đó, như là để khẳng định sự nhất quán trong tư tưởng của Chế Lan Viên.

Trong ba tập Di cảo thơ có một bài viết về Bác đặt ở đầu Phần II của Di cảo thơ.Các bài thơ viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ trong Di cảo thơ chiếm số lượng lớn hơn cả - “Đó là âm vang của chiến tranh”. Và Đoàn Trọng Huy cho rằng: “Chế Lan Viên đi vào một hướng định giá mới. Anh chiêm nghiệm về sự hy sinh, cân lại “giá máu”… Anh triết lý về cảnh giác…, suy nghĩ về sự sống trên cái chết, về văn minh thắng bạo tàn, về bản chất nhân đạo của chiến tranh cách mạng”. Bởi vậy mà Di cảo thơ có cái nhìn chân thực hơn về những mất mát của chiến tranh."

 

(*) Tập thơ Di cảo thơ của nhà thơ Chế Lan Viên , được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.