Chuyện Ông Móng
1 đánh giá - 5.0/5 điểm
Tác giả : Nguyễn Huy Thiệp
Mấy năm trước nghe nói ở ngoại thành có một chợ bán phân nổi tiếng, " độc nhất vô nhị " nên tôi tò mò đến xem. Chợ phân họp chừng một giờ đồng hồ từ 3 giờ sáng đến 4 giờ sáng ở ngay bên đường đi Sơn Tây. Đây là vùng trồng rau, trồng cà nổi tiếng. Giống cà pháo, cà bát rất hợp với việc bón phân tươi, nhất là phân người. Người ta cũng dùng phân để bón cho lúa, nhưng phân bón cho lúa phải được ủ cho mục ra, cho chín phân. Thế nào là ủ phân? Phân tươi có nhiều loại: phân trâu bò, phân lợn, phân gà (gọi chung là phân chuồng), phân người (còn gọi là phân bắc) nhưng được ưa quý hơn cả là phân lợn, phân gà. Phân lợn quý vì nó mát, có thể dùng ngay, bón được ngay cho cây, mà cây nào cũng hợp. Phân gà cũng quý nhưng phân gà nóng, chỉ hợp bón cho cây ớt mà thôi. Riêng phân người (phân bắc) có lẽ bởi có nhiều đạm, nhiều chất khó phân huỷ nên bón trực tiếp thì cây xót, chết ngay. Riêng chỉ cây cà là chịu đựng được, lại hợp với việc bón loại phân này. Nhìn chung, tất cả các loại phân đều phải được ủ thì mới nên dùng. Người ta đào một cái hố ở ruộng, chất phân vào cùng với tro, trấu, rồi trát bùn non trộn với rơm bên ngoài, trông như một cái mả, để đấy chừng dăm bữa nửa tháng cho ngấu dần. Phân được ủ chín, cứ thế mục ra, oải ra. Những con dòi ăn hết phân cũng chết đi, bản thân nó cũng hoá thành phân.
Khi tôi đến thăm chợ phân thì chợ đang họp. Đây là chợ phân tươi, hoàn toàn không có phân ủ (phân chín) không có phân xanh (phân làm từ các loại lá cây) hay phân hoá học. Cũng rất ít có phân chuồng, tức là phân lợn, phân gà hay phân trâu bò. Tất cả đều là phân người. Phân người được cho vào những thùng gò bằng tôn như thùng gánh nước. Cũng có một số người dùng thùng gỗ hoặc cho phân vào sọt (sọt được lót bằng bao ni-lông). Có lẽ phần lớn phân ở đây đều được lấy từ các nhà xí công cộng trong thành phố ra, nhiều thùng phân còn thấy lẫn cả giấy vở học sinh hay giấy báo.
Chợ phân không đông, chỉ có chừng hơn ba chục người vừa mua vừa bán. Hình như họ vốn đã quen biết nhau và khá thuộc " mặt hàng " của nhau nên việc mua bán thoả thuận cũng nhạnh Dưới ánh đèn cao áp tựa như ánh trăng và không khí hơi lạnh buốt, chợ phân cũng có phần nào giấu đi được sự bẩn thỉu, sự nghèo hèn, lam lũ và cần lao. Những người bán phân đều bịt mặt hay đeo khẩu trang. Tất cả đều bán mua, mua bán một cách âm thầm chịu đựng, ít nhất đấy cũng là cảm giác ban đầu của tội Không có ai nói to tiếng hoặc mặc cả ráo riết như ở các chợ khác, chỉ trừ có mỗi một người, người này có vẻ như " ông chủ chợ ". Ông ta khoảng 60 tuổi, dáng người thấp đậm, đầu húi cua, mắt trố, quai hàm bạnh, ngực nở nang, chân tay rắn chắc. Ông ta không đeo khẩu trang hay bịt mặt, hoàn toàn chẳng có vẻ gì sợ hãi hay ghê tởm khi phải tiếp xúc, đụng chạm với các thùng phân bẩn thỉu và các dụng cụ dơ dáy ở đây. Tôi để ý thấy ông ta không mua, cũng không bán nhưng ông ta đi đi lại lại, nhắc nhở mọi người, xem xét, đánh giá từng thùng phân, bông đùa, góp ý cho những ai còn đang băn khoăn hay lưỡng lự. Ông ta khá linh hoạt, lanh lẹn. Sự linh hoạt của ông ta khiến cho phiên chợ sôi nổi hẳn lên nhưng cũng có vẻ gì khá bất nhẫn. Ông ta như một vị nhạc trưởng, như người giữ nhịp điệu cho cả phiên chợ quái đản này.
Có mấy người đôi co về hai sọt phân của một phụ nữ. Người phụ nữ này ăn mặc quần áo như một nhân viên Công ty vệ sinh. Người phụ nữ cầu cứu "ông chủ chợ ":
- Bác Móng! Phân này của cháu mà chê là chua thì có ức không?
Ông Móng (tức " ông chủ chợ ") đến gần xem xét. Ông ta dùng một cái gắp phân bằng cật tre, trông hơi giống một cái đũa cả sục sâu vào đáy sọt phân rồi rút ra, đưa lên mũi ngửi. Một con nhặng xanh bay nhoằng ở ngay trước mặt ông ta. Ông ta lùi một bước, quắc mắt, chuyển cái gắp phân từ tay trái sang tay phải rồi ước lượng đón đầu đường bay của con nhặng xanh, đập véo một cái vào không trung. Ông ta hô lớn:
- Chết này!
Sau tiếng hô người ta thấy con nhặng xanh ngã vật xuống ở giữa sọt phân. Ông ta bình thản bảo người mua hàng:
- Phân tốt đấy, không chua đâu! Chắc hố xí nhà này gần chỗ làm đậu phụ nên có nước đỗ tương lẫn vào! Người phụ nữ bảo:
- Vâng đúng! Trong phân vẫn còn vỏ đỗ tương đây này!
Ông Móng bảo:
- Phân của mày hôm nay không đậm như phân hôm qua! Nát nhẽo nát nhèo... Thôi thì giảm một giá...
Người phụ nữ bảo:
- Cháu gánh kẽo kẹt suốt từ cửa ngoài ô đến đây, nặng ơi là nặng...
Ông Móng bảo:
- Cho chết! Ai bảo tham múc nhiều nước vào... Mày phải chắt cho kiệt nước đi thì phân mới ngon!
Ở cuối chợ có ai trút hai thùng phân sang hai cái thúng sơn bị đổ ra đường. Ông Móng quát:
- Vét ngay! Vét cho thật sạch! Ban ngày người ta mà thấy phân dây ra đường là không còn để cho họp chợ nữa đâu!
Người bán hàng vét phân bằng một dụng cụ làm bằng tôn hơi giống như một cái thìa xúp to, có cán dài, cái này cũng gọi là móng. Tuy đã vét sạch nhưng trên mặt đường nhựa vẫn lầy nhầy một lớp váng nước bu đầy ruồi nhặng. Ông Móng đi đến, bắt người kia phải đi múc nước từ một con mương gần đấy lên để rửa đường. Một thanh niên trẻ, người gầy nhẳng đẩy một xe phên đi đến. Đây là chiếc xe vẫn dùng để gom rác nhưng được sửa đi để đựng phân Những người không bán được hàng (ế hàng) hoặc hàng xấu (tức là phân lõng bõng toàn nước hay nhiều dòi quá) đều trút cả vào xe cho anh tạ Anh ta mua hết nhưng đều với giá rẻ, mọi người gọi là giá bèo, giá vứt đi, giá hết chợ. Ông Móng và anh này có vẻ thân nhạu Ông Móng khen:
- Làm được nhà, lấy được vợ chỉ nhờ vào phân! Thế là nhất!
Anh ta cười, vẻ mãn nguyện, lấy thuốc lá ra mời ông Móng. Hai người đứng hút thuốc lá, bàn tán những chuyện gì đó không rõ nhưng nghe loáng thoáng có câu " nhất nghệ tinh, nhất thân vinh " với " sinh ư nghệ, tử ư nghệ "...
Phía cánh đồng ngoại thành bóng tối lễnh loãng dần, bắt đầu mờ mờ nhìn rõ mặt người. Những tia mặt trời đầu tiên hân hoan báo hiệu một ngày mới đang đến dần. Những tiếng rung động đầu tiên rất khẽ rồi cứ thế lan toả ra, lớn dần lên, liên hoàn ầm ào như có muôn ngàn tiếng sóng vỗ, như có muôn ngàn tiếng chim đập cánh, như rùng rùng tiếng dậm chân của cả đoàn người. Tiếng còi xe lửa, tiếng còi ô-tô lảnh lót vang lện Thành phố bắt đầu cựa mình thức dậy như một con mãnh thú to lớn, như một tên khổng lồ vĩ đại có rất nhiều tham vọng phàm tục, có rất nhiều ước mơ táo bạo cùng với năng lực ẩn tàng. Hắn vừa chậm rãi, lại nhanh nhẹn, vừa ngáp ngủ, lại tỉnh thức. Người ta không thể lường được một ngày của hắn rồi sẽ thế nào, hắn sẽ làm gì, hắn sẽ bắt đầu bữa tiệc thịt người ngay tức khắc hay sẽ hào hiệp vung tay gia ân rải bạc vàng lên khắp chốn cùng nơi như một đế vượng Thành phố! Đấy là bao nhiêu nỗi kinh hoàng, bao nhiêu niềm vui hoan lạc! Thành phố! Ở đấy có cả biết bao cảnh giới thiên đường và sự đọạ đầy trong tầng tầng địa ngục!
Những người họp chợ phân tản đi rất nhanh, loáng cái chẳng thấy còn một người nào, cứ như là chui xuống đất. Ông Móng đi dọc cái chợ không còn một ai xem xét. Không biết ông ta lấy đâu ra một cái chổi nan dài, chỗ nào còn rớt lại ít phân thì ông ta dùng chổi rấp ngay vào bên rệ đường như để phi tạng Xong xuôi ông ta bước xuống con mương gần đấy rửa tay rồi lững thững đi vào quán phở vừa mới mở cửa bên đường. Ở đây ông được đón tiếp như một khách hàng quen biết thường xuyên đặc biệt. Chủ quán biết rõ ông thích ăn gì và ăn thế nào.
Sau lần tôi đến chợ phân, tôi đã làm quen với ông Móng, tìm cách trò chuyện với ông ta nhưng ông ta kín như bựng Tôi cũng đã nghe thiên hạ kể về ông ta nhiều chuyện nhưng đều " bán tín bán nghi ", chẳng biết thực hư thế nào. Bốn chục năm trước, Móng là một thanh niên nông thôn chất phác. Anh ta sống ở một làng quê ven thành. Lớn lên Móng đi lính, đã từng sang Lào và Campuchia. Cũng có người nói hồi trẻ Móng khá tài hoa, cầm, kỳ, thi, hoạ đủ mùi.
Một dạo, đóng quân ở một vùng xa, Móng có làm quen và yêu một cô gái Chặm Cô gái tóc xoăn, da nâu, nồng nàn như lửa. Anh lính nhà quê chất phác si tình như bị hớp hồn. Họ kéo nhau vào rừng trước một pho tượng đá cổ tạc những hình thù kỳ dị mà mãi về sau Móng được nghe giải thích là tượng linga. Móng đòi cô gái trao thận Cô gái bắt Móng phải thề chung thuỷ với cộ. Nửa đùa nửa thật, Móng thề:
- Nếu tôi không chung thuỷ với em thì suốt đời tôi đi hót cứt!
Cô gái vui vẻ, tự nguyện trao thân Sau đó Móng đã chuyển đi nơi khác. Anh ta quên ngay cô gái người Chăm Cuộc đời chinh chiến giang hồ bôn ba khắp nẻo, sau này Móng cũng đã nhiều lần gặp gỡ không ít những cô gái khác. Hết chiến tranh trở về quê quán, giống như nhiều người đàn ông có giáo dục và lương thiện khác đã qua thử thách, Móng lấy một cô gái làng, lập gia đình và sống cần cù, gương mẫu.
Tôi nghe kể nhưng không tin lắm vào câu chuyện trện Tôi hỏi ông Móng và biết ông làm việc ở chợ phân này mấy chục năm nay tình nguyện và không vụ lợi. Nhiều người cũng đã xác nhận việc ấy với tội Không có lẽ ông lại có tình yêu và lòng say mê với phân như khối người dở hơi chúng ta vẫn say mê văn chương nghệ thuật, toán học, chính trị hay đồ cổ? Tôi có mang chuyện này trao đổi với một nhà sự Ông bảo:
- Sám hối vẫn thường là một nhu cầu tâm linh của người ta khi đã về già. Thế nào gọi là sám? Thế nào gọi là hối? Sám có nghĩa là ăn năn về những lỗi lầm mình đã phạm từ trước. Các nghiệp ác, các tội ngu si mê chấp, kiêu ngạo khinh mạn... hoàn toàn xin ăn năn hối lỗi, từ nay về sau không còn gây ra nữa. Thế gọi là sám. Hối có nghĩa là hối cải những điều lỗi có thể phạm phải sau này. Các nghiệp ác, các tội ngu mê, kiêu ngạo, ngông cuồng, ghen ghét... đã được giác ngộ sẽ phải dứt bỏ hẳn, không gây ra nữa. Thế gọi là hối, gọi chung là sám hối. Kẻ phàm phu mê chấp chỉ biết ăn năn những tội lỗi đã phạm phải từ trước mà không biết hối cải những tội lỗi về sau của mình thế là tội trước chưa diệt, lỗi sau lại sinh, vậy chưa thể gọi là sám hối được. Mỗi một thiện trí thức phải nung nấu lắm!
Tôi ngồi nghe, không hoàn toàn bằng lòng với cách giải thích như trên vì thấy ông Móng không có vẻ gì đang là người ăn năn sám hối. Tôi cũng đã dò hỏi về " linga " và các quan niệm về quả báo của người xựa Trong bái vật tổ - tôn giáo nguyên thuỷ (nhiều người coi là tà giáo) - hình tượng âm vật, dương vật giao cấu cũng khá phổ biến, chưa nghe nói vì báng bổ mà đến nỗi phải rước tai hoạ gì. Chắc chắn không hề có chuyện mê tín ở đậy. Tiếp xúc với ông Móng, tôi thấy ông là người vô thần, cũng khá hồn nhiên chất phác yêu đời. Tôi băn khoăn quá, giải thích chuyện này cho thật thấu đáo kể cũng đau đầu.
- Không tôn giáo, không chính trị, không vụ lợi, không " sếch-xy " - Ông Móng bảo tôi:
- Nghề hót phân trên đời là nhất!
Đánh giá của bạn